Việt Pháp Tài trợ Chuỗi Chương trình Đào tạo Liên tục về Thận học và Ghép thận

Trung tuần tháng 10 vừa qua, Việt Pháp hân hạnh tài trợ Chuỗi Chương trình Đào tạo liên tục (CME) bởi hai giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thận học và ghép thận đến từ Bệnh viện Đại học Y Grenoble – Pháp, được tổ chức tại ba bệnh viện lớn là Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TW Huế và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Mở đầu là Chương trình Sinh hoạt Khoa học với chủ đề: “Ức chế Miễn dịch Sử dụng trong Ghép Thận: Thách thức và Triển vọng”, diễn ra trong sáng ngày 16/10/2017 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chương trình thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng chục các bác sỹ chuyên khoa Ngoại Tiết niệu đến từ nhiều bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như Bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Bình Dân, 115, Xuyên Á…

GS. Lionel Rostaing và GS. Paolo Malvezzi chụp ảnh cùng các học viên tại BV Chợ Rẫy

Tiếp theo đó, Khóa đào tạo liên tục về Thận học và Ghép thận tại Bệnh viện TW ương Huế diễn ra trong hai ngày 17-18/10/2017 cho các bác sỹ, phẫu thuật viên của bệnh viện và tại Bệnh viện Đại học Y ngày 19/10/2017 dành cho các bác sỹ ở một số Bệnh viện lớn khu vực phía Bắc như Bạch Mai, Việt Đức, Vinmec,…

Hai giáo sư chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên tại Bệnh viện TW Huế

Thông qua chương trình, giáo sư Lionel Rostaing và Paolo Malvezzi đã cung cấp những kiến thức mới nhất về các liệu pháp ức chế miễn dịch dẫn nhập và duy trì sử dụng trong ghép thận, điều trị thải ghép và xử lý nhiễm trùng sau ghép…

GS. Lionel Rostaing đang giảng bài tại Bệnh viện TW Huế

Đặc biệt, hai giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học Grafalon an toàn và hiệu quả tại Bệnh viện Đại học Y Grenobe. Đây là sản phẩm của công ty Neovii – Đức, chứa kháng thể đa dòng anti-lymphocyte globulin [thỏ] (rATG), ức chế mạnh mẽ lên hoạt động của tế bào miễn dịch lymphocyte, đặc biệt là tế bào T (T-cell), từ đó cho phép việc ghép thận được diễn ra an toàn hơn và dự phòng nguy cơ thải ghép sau này, đồng thời hạn chế được việc sử dụng corticosteroid dài hạn. Mặc dù, Grafalon đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu từ rất lâu, tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ tại Việt nam. Vì vậy, nhiều câu hỏi liên quan đến việc lựa chọn Grafalon bên cạnh các liệu pháp ức chế miễn dịch khác, về liều lượng, cách sử dụng chế phẩm này trong từng ca lâm sàng thực tế được các học viên ở cả ba miền đưa ra thảo luận sôi nổi.

Các giáo sư cho biết, ở bệnh viện Grenobe, Grafalon được sử dụng trong phác đồ dẫn nhập cho hầu hết bệnh nhân ghép thận, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ thải ghép cao vì rATG hiệu quả hơn hATG (ATG từ ngựa) và liều lượng linh động. Hai giáo sư cũng nhấn mạnh, để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng sau ghép khi dùng Grafalon liều lượng nên được điều chỉnh phù hợp và thời gian truyền thuốc ít nhất là 4 giờ, sau đó có thể tăng thời gian truyền lên 6-12 giờ và thậm chí lên 24h dựa vào đáp ứng của bệnh nhân. Cũng theo các giáo sư, nguy cơ nhiễm trùng sau ghép không phải chỉ do Grafalon mà còn do các thuốc ức chế miễn dịch đi kèm. Do đó, khi dùng Grafalon, nên giảm liều thuốc phối hợp như tacrolimus để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau ghép.

Hình ảnh lớp đào tạo tại Bệnh viện TW Huế

Được biết, tính đến hết tháng 05/2017 tại Việt Nam đã có hơn 2400 bệnh nhân được “tái sinh” sự sống nhờ thành công của các ca ghép tạng, trong đó, có tới hơn 2300 ca ghép thận. Mặc dù, ngành ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng tại Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tựu y học to lớn trong 25 năm qua kể từ ca ghép đầu tiên năm 1992, nhưng vẫn chậm hơn hàng chục năm so với thế giới. Vì vậy, chuỗi chương trình đào tạo lần này được xem là cơ hội quý báu để các bác sỹ, chuyên gia tại Việt Nam giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lâm sàng với những chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong lĩnh vực ghép thận.

Việt Pháp rất vinh dự vì đã góp phần vào tổ chức thành công chuỗi hoạt động ý nghĩa này.